Block nhĩ thất là gì và có những dạng block nhĩ thất nào?

Có nhiều loại block nhĩ thất, tùy theo mức độ nghiêm trọng của bệnh

Làm sao giảm nguy cơ rối loạn nhịp tim?

Một vài hiểu lầm về chế độ ăn uống của người bệnh rung nhĩ

Người bệnh rung nhĩ tập thể dục thế nào để kiểm soát bệnh?

4 cách đơn giản giúp giảm căng thẳng cho người bệnh rung nhĩ

Block nhĩ thất là gì?

Thông thường, nhịp tim sẽ được tạo ra bởi các tín hiệu điện bắt nguồn từ các nút xoang trong buồng tim phía trên, bên phải (tâm nhĩ phải). Các tín hiệu điện này sau đó sẽ di chuyển xuống nút nhĩ thất - một cụm tế bào chuyên biệt nằm ở trung tâm trái tim, giữa tâm nhĩ và tâm thất.

Nút nhĩ thất có thể được coi như một chiếc máy biến áp, tín hiệu điện từ buồng tim trên khi đi qua nút nhĩ thất sẽ được làm chậm lại rồi mới truyền xuống buồng tim dưới. Khi dòng điện tới buồng dưới của tim (tâm thất), chúng sẽ khiến tim co bóp và bơm máu đi khắp cơ thể.

Ở những người bị block nhĩ thất, các tín hiệu điện tim sẽ bị chặn một phần hoặc hoàn toàn trước khi tới được tâm thất.

Có những dạng block nhĩ thất nào?

Có 3 dạng block nhĩ thất là block nhĩ thất độ 1, độ 2 và độ 3

Block nhĩ thất được chia thành block nhĩ thất độ 1, độ 2 và độ 3, tùy thuộc vào mức độ suy giảm tín hiệu điện tại nút nhĩ thất.

Block nhĩ thất độ 1:

Ở người bị block nhĩ thất độ 1, các xung điện có thể di chuyển qua nút nhĩ thất chậm hơn so với bình thường nhưng vẫn đảm bảo các tín hiệu được truyền đi. Tình trạng này khá phổ biến ở những vận động viên, những người tập thể dục cường độ cao. Ngoài ra, một số loại thuốc như thuốc chẹn kênh beta, Diltiazem, Verapamil, Digoxin và Amiodarone cũng có thể làm chậm dẫn truyền xung điện qua nút nhĩ thất.

Block nhĩ thất độ 2: Block nhĩ thất độ 2 được chia thành hai loại: Type 1 và type 2. 

- Block nhĩ thất độ 2 type 1 - Mobitz type I (hay Wenckebach) là dạng block nhĩ thất ít nghiêm trọng hơn. Với tình trạng này, các tín hiệu điện tim vẫn truyền xuống buồng tim dưới nhưng rất chậm, làm trái tim bỏ lỡ 1 nhịp tim.

Block nhĩ thất độ 2 có thể khiến nhịp tim chậm hơn bình thường

- Ở những người bị block nhĩ thất độ 2 type 2 (Mobitz type 2), một số tín hiệu điện tim sẽ không tới được tâm thất, gây ra tình trạng rối loạn nhịp tim. Những người bị block nhĩ thất dạng này sẽ có nhịp tim chậm hơn bình thường.

Block nhĩ thất độ 3:

Ở những người bị block nhĩ thất độ 3 (hay block nhĩ thất hoàn toàn), các tín hiệu điện tim sẽ không được truyền từ tâm nhĩ tới tâm thất. Bù lại, trái tim sẽ phải tạo ra tín hiệu điện từ một khu vực tạo nhịp tim chuyên biệt trong tâm thất. Những tín hiệu điện này vẫn giúp tim co bóp và bơm máu, nhưng với tốc độ chậm hơn rất nhiều so với bình thường.

Các triệu chứng cảnh báo block nhĩ thất

Block nhĩ thất độ 1 thường không gây ra triệu chứng gì đặc biệt. Tình trạng này chỉ có thể được phát hiện khi đo điện tâm đồ (ECG/EKG), dù nhịp tim của người bệnh vẫn khá bình thường.

Các triệu chứng block nhĩ thất độ 2 và độ 3 bao gồm: Ngất xỉu, chóng mặt, choáng ngất mệt mỏi, khó thở và đau tức ngực. Riêng với block nhĩ thất độ 3, các dấu hiệu còn phản ánh tình trạng nhịp tim chậm nghiêm trọng.

Nguyên nhân gây block nhĩ thất

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới block nhĩ thất, bao gồm nhồi máu cơ tim (nguyên nhân phổ biến nhất), bệnh tim, tim to (bệnh cơ tim), suy tim và thấp tim (hay thấp khớp cấp). Đôi khi, block nhĩ thất còn xảy ra do tim bị tổn thương khi phẫu thuật tim hở, do tác dụng phụ của một số loại thuốc hoặc sau khi tiếp xúc với các chất độc trong môi trường xung quanh.

Điều trị block nhĩ thất

Với những trường hợp block nhĩ thất độ 1, độ 2 đơn thuần, chưa có triệu chứng thì chỉ cần theo dõi bằng cách thăm khám định kỳ 6 - 12 tháng/lần. Còn khi bạn mắc cùng lúc các bệnh tim mạch khác, hoặc block đã gây triệu chứng, bạn sẽ phải đặt máy tạo nhịp để điều chỉnh lại hoạt động của tim.

Sau khi đặt máy tạo nhịp, bạn cần lưu ý khi đi vào các môi trường có sóng điện từ, gây ảnh hưởng đến hoạt động của máy như cửa từ sân bay, siêu thị, trung tâm thương mại, sóng điện thoại, tivi…

Bạn cũng nên kết hợp thêm lối sống lành mạnh: Tránh lo lắng căng thẳng, ngủ đủ giấc, không dùng các chất kích thích như cà phê, thuốc lá, rượu bia và nên tập thể dục vừa sức bằng cách đi bộ, đạp xe, ngồi thiền, tập yoga mỗi ngày ít nhất 30 phút.

Vi Bùi H+ (Theo My.clevelandclinic)

Bên cạnh những biện pháp điều trị trên, việc sử dụng thêm các giải pháp hỗ trợ chuyên biệt cho chứng rối loạn nhịp tim có thành phần chính là thảo dược Khổ sâm cũng được nhiều người lựa chọn và có hiệu quả ổn định nhịp tim, cải thiện các triệu chứng hồi hộp, trống ngực, mệt do rối loạn nhịp tim.

Gợi ý: Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ninh Tâm Vương với tinh chất Khổ sâm, dùng cho người rối loạn nhịp tim, hỗ trợ giúp giảm triệu chứng hồi hộp, trống ngực và phòng nguy cơ suy tim do rối loạn nhịp.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tim mạch